Trẻ bị bạo hành: Hãy biết cách bảo vệ con

- Tin tức
Trẻ bị bạo hành: Hãy biết cách bảo vệ con
Việc bị bạo hành trong thời gian dài sẽ có tác động xấu đến tâm lý của đứa trẻ và sự phát triển về lâu dài. Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có giải pháp kiểm soát các cơ sở mầm non, phụ huynh nên tìm cách bảo vệ con mình.

Nhóm trẻ lắm nguy cơ

Sự việc bạo hành trẻ kinh hoàng xảy ra tại cơ sở giữ trẻ Phương Anh cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý hoạt động của các nhóm trẻ gia đình. Cơ sở này đã từng bị nhắc nhở, xử phạt nhưng rồi vẫn ngang nhiên hoạt động, đi cùng với những “phương thức” giáo dục trẻ khủng khiếp. Tuy nhiên, một vấn đề cũng cần đặt ra là tại sao nhiều phụ huynh gửi con tại đây bao lâu, trẻ bị bạo hành thời gian dài mà chẳng ai nhận ra con mình bị hành hạ? Khi sự việc vỡ lẽ, chính các phụ huynh có con là nạn nhân của cũng thừa nhận trong thời gian gửi con ở tại cơ sở Phương Anh, con mình đã có rất nhiều dấu hiệu bất ổn về tâm lý như về nhà bỏ ăn, sợ hãi, ngủ gặp ác mộng; mỗi khi đến lớp, nhiều em gào khóc không chịu vào.

  Các nhóm trẻ gia đình chứa đựng rất nhiều nguy cơ thiếu an toàn cho trẻ nhỏ. Theo lời một chuyên gia tâm lý, ít nhiều phụ huynh biết con mình bị người trông trẻ đối xử không tốt nhưng không nghĩ vấn đề nghiêm trọng đến vậy. Hoặc họ nghĩ đơn giản con mình quậy, không ngoan và chỉ mong sao có người trông con. Hiện nay ở TPHCM có trên 1.3000 nhóm trẻ gia đình, chưa kể đến hàng loạt nhóm trẻ hoạt động trái phép. Trong tình trạng trường mầm non công chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nhỏ thì dù muốn hay không, nhóm trẻ cũng góp phần rất lớn trong việc giải quyết chỗ học cho trẻ. Một thực tế phụ huynh cần nhìn nhận là việc gửi trẻ tại các nhóm trẻ gia đình đầy rẫy các nguy cơ thiếu an toàn với hàng loạt các lý do như cơ sở vật chất không đáp ứng do phần lớn các nhóm thuê lại nhà để mở lớp, tiền gửi thấp... Đáng lo ngại nhất chính là giáo viên, bảo mẫu làm việc tại các nhóm trẻ thường không ổn định, thay đổi thường xuyên. Hơn nữa, trong tình trạng TPHCM đang khan hiếm giáo viên mầm non một cách trầm trọng nhiều năm nay thì các nhóm trẻ gia đình tuyển được giáo viên, bảo mẫu vào làm việc không phải là dễ. Tại cơ sở Phương Anh, người ra tay một cách tàn độc với các trẻ là Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi) được tuyển vào với vai trò điều dưỡng nhưng lại làm công việc của bảo mẫu. Đã rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra tại các nhóm trẻ gia đình. Nhưng chính ngành giáo dục nhiều địa phương tại TPHCM cũng thừa nhận rất khó quản lý các nhóm trẻ gia đình, nhất là các nhóm trẻ tự phát không giấy phép.

Hãy bảo vệ con mình

Ông Trần Đăng Thảo, chuyên gia tư vấn tâm lý Trường THPT Marie Curie, TPHCM nhấn mạnh, việc trẻ bị bạo hành tại cơ sở mầm non Phương Anh sẽ ảnh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ sau này. Nhất là khi dường như việc bạo hành như vậy đã diễn từ lâu, thường xuyên trẻ sẽ có những biểu hiện hành vi lo lắng, sợ hãi, co cụm, không chịu nói chuyện. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ trở nên nhút nhát, mất tự tin và nặng hơn nữa sẽ gặp những rối loạn về tâm lý như trầm cảm, lo âu và ảnh hưởng lâu dài sau này. Khi bị bạo hành, bé sẽ có những biểu hiện không quá khó để nhận biết. Khi bị bạo hành, bé sẽ có những biểu hiện không quá khó để nhận biết. Trong ảnh: Một bé là nạn nhân của vụ bạo hành tại cơ sở mầm non Phương Anh, TPHCM. ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng, trẻ chưa có khả năng tự vệ trước các hành vi bạo hành của người khác. Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng các cơ sở mầm non, đặc biệt là các mầm mon tư thục thì chính cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình trước. Trước hết, cha mẹ phải thật sự tinh ý khi gửi khúc ruột của mình. Ông Hiếu chỉ ra một dấu hiệu nhận biết có thể con mình đang bị bạo hành: trên người bé có vết bầm, vết xước; bé luôn gào khóc, không muốn vào lớp dù đã qua tuần lễ làm quen đầu tiên, bé lớn hơn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường”; bé thể hiện sự sợ hãi khi thấy cô giáo, không thấy cô có thể im nhưng dễ thấy cô là bé hốt hoảng hay kêu khóc; Bé biểu hiện sự lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc; bé hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình nửa đêm rồi ngồi khóc. ThS Khắc Hiếu gợi ý một số cách phụ huynh bảo vệ con: Đối với trẻ lớp chồi, lớp lá đã biết nói cha mẹ nên thường xuyện trò chuyện, tập cho bé kể chuyện ở trường ở lớp, lắng nghe các em kể cô đánh, phạt như thế nào. Đối với trẻ còn quá bé, chưa biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con vào giờ nghỉ trưa, kể cả giờ làm việc, giờ ăn với một số lý do như đưa sữa, đồ cho bé. Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình trạng của con mình để xem xét mức độ hợp lý trong câu trả lời. Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc, các biểu hiện bất thường của con vì các em nhỏ rất nhạy cảm. Bởi nhiều vụ việc trẻ khi bị bạo hành hay đối mặt với những hiểm nguy, các em đã bày tỏ rất nhiều tín hiệu, dấu hiệu đến bố mẹ nhưng chính người lớn đã chủ quan không để ý.


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Trẻ bị bạo hành: Hãy biết cách bảo vệ con

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10968 sec| 1972.047 kb